1. Công dụng của nước hoa hồng bạn nên biết

  • Với tác dụng làm sạch da, có chất chống viêm, sử dụng nước hoa hồng giúp giảm mụn, làm dịu làn da, dưỡng ẩm,. ngăn ngừa mụn. Đồng thời làm se khít lỗ chân lông, giúp da trở nên mịn màng và mềm mại hơn.
  • Thuốc nhỏ mắt chứa nước hoa hồng đã được kiểm chứng. Có tác dụng tuyệt vời cho một số bệnh về mắt như: khô mắt, đục thủy tinh thể…
  • Trong nước hoa hồng có các hợp chất phenolic giúp làm dịu môi, bổ sung dưỡng ẩm, giúp môi không bị khô và nứt nẻ.
  • Nước hoa hồng có tác dụng làm sạch da, loại bỏ chất bẩn, có thể làm sạch và loại bỏ lớp trang điểm một cách hiệu quả.
  • Trong nước hoa hồng có tính sát khuẩn sẽ giúp làm sạch và chống nhiễm trùng vết cắt và vết bỏng. Nước hoa hồng cũng giúp vết cắt, vết bỏng và vết sẹo nhanh lành hơn.
  • Uống nước hoa hồng giúp tăng lưu lượng mật để tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Nước hoa hồng còn giúp nhuận tràng, tốt cho người bị táo bón.
  • Trong nước hoa hồng chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ làn da bị tổn thương, hạn chế sự hình thành của các nếp nhăn. Giúp mang lại làn da sáng, khỏe và trẻ trung hơn.
  • Xông hơi bằng nước hoa hồng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi một cách hiệu quả. Có thể dùng một miếng vải có thấm nước hoa hồng và đặt lên trán sẽ giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu.
nước hoa hồng
Nước hoa hồng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Ảnh: Internet

2. Hướng dẫn cách làm nước hoa hồng trong làm đẹp tại nhà

Để làm nước hoa hồng, có 2 cách phổ biến là đun sôi và chưng cất. Trong bài viết sau Cachlam.com.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách làm nước hoa hồng theo 2 cách này.

2.1. Làm nước hoa hồng bằng phương pháp đun sôi

2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Dùng 15-20 bông hoa hồng, màu hoa có thể tùy chọn.
  • Nếu có hoa hồng trồng tại nhà bạn nên sử dụng để đảm bảo nguồn gốc và yên tâm khi dử dụng làm nước hoa hồng.
  • Nước lọc, rây lọc, chai hoặc lọ để bảo quản nước cất, nồi, bát tô, thìa…

2.1.2. Các bước làm chi tiết để có nước hoa hồng

  • Đầu tiên hoa hồng sau khi ngắt thành từng bông mang đi gỡ cánh hoa rồi  rửa sạch, để ráo sau đó cho vào nồi.
  • Bật bếp, đặt nồi lên bếp và cho 150 ml nước lọc vào nồi sau đó đun sôi.
  • Sau khi nồi nước sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun sôi khoảng 5 phút.  Khi thấy các cánh hoa phai nhạt dần cho đến khi trong suốt thì tắt bếp.
  • Sau khi đun xong, bạn mở nắp nồi ra chờ nguội dần. Dùng rây đặt lên bát lớn và từ từ đổ dung dịch nước hoa hồng vào để lọc. Dùng thìa ép nhẹ nước trên cánh hoa vào rây cho nước cốt của hoa hồng chảy hết xuống.
  • Sau khi hoàn thành xong bước trên, bạn chỉ cần đổ nước hoa hồng vừa chế vào chai hoặc lọ thủy tinh tối màu, đậy nắp và dùng dần.
đun nước hoa hồng
Phương pháp đun sối lấy nước hoa hồng khá đơn giản. Ảnh: Internet

2.2. Làm nước hoa hồng bằng phương pháp chưng cất

2.2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 15-20 bông hoa hồng
  • Nước lọc
  • Đá lạnh
  • Nồi có nắp đậy
  • Tô bằng thủy tinh cách nhiệt
  • Chai hoặc lọ đựng tối màu.
nguyên liệu
Nếu có hoa hồng nhà trồng thì bạn nên dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ảnh: Internet

2.2.2. Cách thực hiện chưng cất nước hoa hồng

  • Tách cánh hoa hồng riêng ra rổ rồi rửa qua với nước và để ráo. Các bạn lưu ý là không để nhụy hoa dính vào cánh hoa, khi rửa bạn nên nhẹ tay, tránh làm cánh hoa bị nát.
  • Tiếp theo cho các cánh hoa vào nồi sạch và thêm khoảng 300-500 ml nước, tùy lượng hoa của bạn.
  • Cho tô thủy tinh cách nhiệt vào giữa nồi và lật ngược vung lại. Các bạn nếu kỹ một chút thì có thể khử trùng nồi chưng cất bằng nước sôi xong rồi sau đó mới tiến hành chưng cất nước hoa hồng để đảm bảo vệ sinh.
  • Khi lật ngược vung lại các bạn để thêm đá lạnh lên trên vung để khi hơi bay lên từ trong nồi gặp bề mặt lạnh sẽ ngưng tụ lại và rớt xuống bát để sẵn bên trong.
  • Khi bắt đầu thu được phần hơi nước thì các bạn vặn nhỏ lửa lại. Đun cho đến khi trong nồi còn một chút nước nữa thì dừng lại và lấy phần nước hoa hồng đã chưng cất ở trong chén thủy tinh ra.
  • Khi nước hoa hồng đã nguội thì cho vào chai hoặc lọ tối màu. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
chưng nước hoa hồng
Phương pháp chưng cho nước hoa hồng có hương đậm đà hơn. Ảnh: Internet

2.3. Lưu ý khi làm nước hoa hồng tại nhà

  • Nước hoa hồng tự làm do không có chất bảo quản sẽ nhanh bị hỏng so với nước hoa hồng sản xuất hàng loạt. Nên làm với lượng vừa đủ dùng hết trong vòng 1 tuần.
  • Sau khi chưng cất xong, nước hoa hồng nên bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ thích hợp. Không nên để chung nước hoa hồng với các thực phẩm tươi sống để tránh bị vi khuẩn bám vào.
  • Nên vặn chặt nắp sau khi sử dụng để tránh bay hơi hết tinh chất. Nếu bạn để quá 1 ngày mà không đóng nắp thì không nên sử dụng nữa.

3. Hướng dẫn sử dụng nước hoa hồng tự làm đúng cách

3.1. Với dưỡng ẩm da

  • Đầu tiên bạn rửa sạch mặt với sửa rửa mặt, nên dùng nước lạnh để rửa mặt, không dùng nước quá nóng tránh da bị khô.
  • Lau khô mặt và dùng nước hoa hồng thoa đều lên mặt sau đó vỗ nhẹ và massage.
  • Các bạn vỗ nhẹ nhàng để nước hoa hồng thấm sâu vào da, thoa nhẹ nhàng theo hình xoắc ốc.
  • Tiếp theo dùng bông lau hết nước hoa hồng rồi sử dụng kem dưỡng da cho quá trình chăm sóc da của mình thôi.
công dụng làm đẹp
Nước hoa hồng được xem là liệu pháp dưỡng da rất tốt. Ảnh: Internet

3.2. Cách cải thiện mụn, thải độc tố với nước hoa hồng tự làm

  • Kết hợp nước hoa hồng và gừng giúp thải độc tố ra khỏi da và cải thiện lưu thông máu để loại bỏ mụn trứng cá. Chỉ cần trộn 1 muỗng canh nước gừng và 1 muỗng canh nước hoa hồng. Sau đó dùng bông thoa lên mặt hoặc những vùng bị mụn. Để đến khi hỗn hợp trên da mặt khô đi thì rửa sạch bằng nước sạch.
  • Trộn 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và 1 muỗng cà phê nước hoa hồng. Rửa sạch mặt, dùng một miếng bông gòn sau đó thoa lên mặt khoảng 10 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch. Đây cùng là một phương pháp trị mụn hiệu quả.

Cách làm nước hoa hồng với hai phương pháp đơn giản giới thiệu ở trên hy vọng đã mang lại cho các bạn thêm một gợi ý hay để bảo vệ làn da của mình. Đặc biệt với chị em phụ nữ đây chính là bí quyết làm đẹp đơn giản mà hiệu quả nhất đấy!

Đức Lộc