1. Cách làm tan máu bầm và sưng nhanh chóng trong 1 ngày

Các cách làm tan máu bầm và sưng sau đây có thể thực hiện ngay tại nhà. Trường hợp vết bầm tím không có dấu hiệu giảm, trở nên đau và có dấu hiệu loét thì bạn nên đi khám nhé.

1.1. Cách làm tan máu bầm nhanh nhất ở tay, đầu gối bằng đá chườm

Chườm đá ngay sau khi bị thương giúp làm giảm lưu lượng máu xung quanh vùng vết thương. Đá còn giúp làm mát các mạch máu. Nhờ đó, có thể làm giảm lượng máu rò rỉ vào các mô xung quanh. Điều này có thể ngừa ngừa máu bầm trở nên tím đen và giảm sưng hơn.

Bạn có thể sử dụng túi đá tái sử dụng, túi đông, hoặc đá bọc trong vải hoặc khăn sạch. Mỗi lần như vậy, chườm đá vết bầm trong 10 phút. Chờ 20 phút sau thì chườm lần nữa.

chườm đá lạnh giảm sưng bầm tím
Mẹo chườm đá lạnh giúp vết thương giảm sưng và bầm tím. Ảnh: Internet

1.2. Bí quyết làm tan máu bầm và sưng bằng nha đam

Nha đam có tác dụng giảm đau và viêm. Bạn có thể lấy gel nha đam bôi lên vùng da bị chấn thương. Để yên đến khi vết thương giảm sưng và giảm đỏ bầm là được.

bôi gel nha đam làm tan vết bầm tím
Nha đam là chất kháng sinh tuyệt vời nên có thể giúp làm tan máu bầm rất tốt. Ảnh: Internet

1.3. Cách làm tan máu bầm ở móng chân, móng tay bằng túi chườm nóng

Ngoài chườm đá, bạn cũng có thể chườm nóng để thúc đẩy tuần hoàn và tăng lưu lượng máu. Điều này làm giúp sạch lượng máu “kẹt” lại sau khi vết bầm đã hình thành. Chườm nóng cũng giúp nới lỏng các cơ đang căng. Từ đó, đem lại hiệu quả giảm đau đáng kể. Bạn có thể sử dụng đệm sưởi hoặc khăn ngâm nước đun sôi chườm lên chỗ bị chấn thương (trừ vết thương hở).

cách chườm nóng làm tan máu bầm và sưng
Chườm nóng giúp làm tan bớt máu bầm còn đọng lại và giảm đau cơ. Ảnh: WikiHow

1.4. Mẹo làm tan máu bầm bằng kem vitamin K khi đi cắt mí hoặc bơm filter

Vitamin K là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp đông máu. Kem có chứa thành phần này đã được chứng minh là giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của vết máu bầm, vết bầm tím sau khi điều trị bằng tia laser, phẫu thuật, đi cắt mí hoặc bơm filter,…Cách thực hiện mẹo vặt này vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần thoa kem vitamin K lên vết bầm ít nhất 2 lần mỗi ngày là được.

1.5. Cách làm tan máu bầm và sưng ở mắt cho bé bằng trứng gà

Trên bề mặt quả trứng có các lỗ nhỏ li ti. Các lỗ này chứa những ống dẫn rất nhỏ dẫn đến lòng đỏ bên trong trứng. Bạn có thể luộc chín quả trứng, bóc vỏ, rồi lăn đều trứng trên vết bầm đến khi trứng hết nóng. Khi này, trứng sẽ có áp lực để hút máu bầm vào lòng đỏ. Kiên trì áp dụng phương pháp này, vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất.

lăn trứng làm tan máu bầm ở mắt
Lăn trứng giúp làm tan máu bầm ở mắt và những nơi khác rất hiệu quả. Ảnh: Internet

1.6. Cách làm giảm máu bầm, vết bầm tím bằng muối và hành tây

Bạn lấy 1 củ hành tây khô đem bóc vỏ, rồi cho vào cối. Thêm ít muối vào cối, giã nhuyễn chung với hành tây. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị chấn thương, dùng gạc quấn lại cố định gọn gàng. Để qua đêm, hôm sau, bạn sẽ nhận thấy các vết bầm của mình đang dần mờ đi.

1.7. Cách làm tan máu bầm đơn giản bằng khoai tây và mật ong chỉ trong 1 ngày

Lấy 1 củ khoai tây đem rửa sạch bên ngoài vỏ. Luộc chín khoai tây rồi bóc bỏ vỏ. Nghiền nhuyễn khoai tây vừa luộc. Thêm 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, ít nước sạch vào trộn chung với khoai tây nghiền.

cách làm tan máu bầm bằng khoai tây mật ong
Trộn khoai tây nghiền với mật ong làm hỗn hợp làm tan máu bầm cực nhanh. Ảnh: Internet

Đắp mật ong khoai tây lên vùng da bị máu bầm, để vài giờ. Mỗi ngày, đắp hỗn hợp này khoảng 2 lần. Đều đặn thực hiện như vậy thì khoảng 2 – 3 ngày là bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả kinh ngạc.

1.8. Bí quyết làm tan nhanh máu bầm bằng mật gấu

Trong Đông y, mật gấu có tính nóng. Do đó, nó có công dụng chính là giảm đau và viêm sưng, đồng thời, giúp làm tan máu tụ, vết bầm tím hiệu quả. Mỗi ngày, bạn lấy ít mật gấu ngâm massage đều lên vùng da bị bầm khoảng 2 – 3 lần là sẽ nhận thấy hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi bôi lên da, bạn nên pha loãng mật gấu ra tráng cảm giác quá nóng, gây kích ứng da nhé.

giảm máu bầm viêm sưng bằng mật gấu
Mật gấu là nguyên liệu tuyệt vời trong Đông y giúp làm giảm đau, sưng, máu bầm tụ rất tốt. Ảnh: Internet

1.9. Cách làm tan máu bầm nhanh chóng bằng quả dứa

Bromelain là một hỗn hợp các enzym được tìm thấy trong dứa. Bromelain có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của vết bầm và giảm viêm. Bạn có thể ăn quả dứa tươi, hoặc bổ sung sản phẩm có chứa bromelain (bao gồm cả dạng uống hoặc kem bôi).

1.10. Bí quyết làm tan máu bầm hiệu quả tại nhà bằng vitamin C

Vitamin C có đặc tính chống viêm, và có thể được sử dụng để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Bạn có thể sử dụng gel, kem bôi vết thương, hoặc serum có chứa vitamin C lên vết bầm. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung trái cây, rau quả,…có chứa vitamin C.

làm giảm vết bầm tím bằng vitamin c
Bổ sung vitamin C cũng giúp làm tan nhanh máu bầm tại nhà. Ảnh: WikiHow

2. Nguyên nhân bị bầm máu, bầm tím

Vết bầm tím, bầm máu đỏ hoặc xanh, vết sưng tấy xuất hiện trên da do chấn thương. Ví dụ như chấn thương hở, bị tác động lực mạnh vào cơ thể,…Chấn thương làm cho các mạch máu nhỏ (mao mạch) vỡ ra. Máu bị giữ lại bên dưới bề mặt da, gây nên máu tụ hoặc bầm tím.

Dưới đây là 16 nguyên nhân chính dẫn đến máu bầm, bầm tím:

  • Chấn thương thể thao
  • Chấn động (chấn thương sọ não nhẹ)
  • Giảm tiểu cầu
  • Dấu hiệu của bệnh bạch cầu
  • Bệnh Von Willebrand
  • Chấn thương đầu
  • Bong gân mắt cá chân
  • Căng cơ
  • Bệnh máu khó đông A
  • Bệnh ưa chảy máu B
  • Suy tĩnh mạch
suy tĩnh mạch bị bầm tím
Suy tĩnh mạch khiến các tĩnh mạch to giãn ra và chứa đầu máu và có thể kèm theo một số vết bầm. Ảnh: Internet
  • Thiếu yếu tố VII
  • Thiếu yếu tố X
  • Thiếu yếu tố V
  • Thiếu yếu tố II (prothrombin)
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Vết bầm tím có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Một số vết bầm tím rất ít đau, bạn dường như không nhận thấy mình bị bầm. Bị bầm máu hay bầm tím là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết cách làm tan máu bầm nhanh chóng hiệu quả tại nhà. Nếu tình trạng da bị bầm tím nặng, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc khẩn cấp nhé.

Trúc Nguyễn