1. Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 11 về một tư tưởng đạo lý

Với đề bài văn đề cập một tư tưởng, đạo lý học sinh cần thực hiện các bước như sau để làm hoàn chỉnh bài nghị luận xã hội đúng cách.

1.1. Cách mở bài bài văn nghị luận xã hội

  • Đi vào giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
  • Mở ra hướng bàn luận theo cá nhân.

1.2. Cách làm thân bài bài văn nghị luận

Đây là phần quan trọng nhất và chiếm nhiều điểm số khi làm bài văn nghị luận xã hội nói chung. Ở phần thân bài học sinh cần đảm bảo 3 yếu tố như sau.

bài văn nghị luận
Bài văn nghị luận thường yêu cầu nghị luận về hiện tượng đời sống, đạo lý, tư tưởng hoặc tác phẩm văn học. Ảnh: Internet

1.2.1. Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận

  • Bám sát tư tưởng, đạo lý đã có để giải thích ý nghĩa.
  • Nên giải thích những nghĩa ẩn dụ, những từ nghĩa chưa rõ nghĩa.
  • Lưu ý ở bước này học sinh cần giải thích từ ngữ, hình ảnh trước. Sau đó mới đi đến giải thích khái quát toàn bộ tư tưởng, đạo lý theo đề.

1.2.2. Bàn luận về tư tưởng, đạo lý

Khi đề cập đến một tư tưởng, đạo lý, thì học sinh cần bàn luận được 2 điều:

Bàn luận về sự đúng đắn, sâu sắc mà đạo lý, tư tưởng đó nhắc đến:

  • Để biết đạo lý, tư tưởng đúng sai chỗ nào học sinh cần phân tích các khía cạnh. Sau đó đánh giá.
  • Nếu tư tưởng, đạo lý đúng thì cần dùng lý lẽ làm văn lập luận chứng minh sự đúng đắn đó. Nếu tư tưởng, đạo lý đó sai thì cần bác bỏ, nêu quan điểm thẳng thắn.
  • Lưu ý ở bước này cần đánh giá chủ quan, có chứng cứ, không dựa vào cảm xúc.

Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng, đạo lý:

  • Học sinh nên đặt tư tưởng, đạo lý đó vào hiện tại xem nó có đủ hay chưa? cần bổ sung điều gì?
  • Ở phần này học sinh cần nêu quan điểm thẳng thắn, nêu lên suy nghĩ riêng để mang tính xây dựng. Đây là yếu tố mà người chấm sẽ cho điểm cao.

1.2.3. Từ tư tưởng, đạo lý đó rút ra bài học gì?

  • Rút ra bài học gì cho bản thân từ tư tưởng, đạo lý đó.
  • Lưu ý bài học cần sự thống nhất, chân thành, tránh hô hào theo kiểu chung chung.

1.3. Cách làm kết bài bài văn nghị luận

  • Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lý vừa bàn.
  • Có thể mở rộng vấn đề đạo lý, đặt ra những câu hỏi lớn cho toàn thể.
cách làm bài văn nghị luận
Nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý yêu cầu học sinh nêu lên chính kiến riêng. Ảnh: Internet

2. Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Hiện tượng đời sống là những vấn đề nổi bật, thường có tính thời sự, ảnh hưởng đến nhiều người. Đề thi dạng này trong thời gian qua thường được ra rất nhiều. Với học sinh nếu ít quan tâm đến thời sự, sẽ là một dạng đề thi khó. Dưới đây là cách làm  dạng đề thi này chi tiết.

2.1. Cách mở bài

  • Nêu qua về hiện tượng đời sống cần bàn luận.
  • Mở ra hướng giải quyết chung, thường là suy nghĩ chung về hiện tượng đó.

2.2. Cách làm thân bài

Tương tự các bài văn nghị luận khác, học sinh ở phần này cần nói được 3 điều cơ bản sau.

2.2.1. Giải thích hiện tượng đời sống: 0,5 điểm

  • Hiện tượng đời sống được nêu trong đề nói lên vấn đề gì?
  • Đi vào giải thích từng từ ngữ, hình ảnh để người đọc hiểu được.
  • Tránh làm văn lập luận giải thích theo kiểu chủ quan, cảm nhận, cảm xúc quá nhiều.

2.2.2. Bàn luận về hiện tượng đời sống

  • Đi vào phân tích các biểu hiện của hiện tượng đời sống đó.
  • Nêu lên ý kiến về tính đúng, sai, lợi, hại, tích cực, tiêu cực của hiện tiện.
  • Bày tỏ thái độ của mình là đồng tình, hay ghét, lên án hay biểu dương.
  • Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng, nêu lên hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy tính tích cực.

2.2.2. Bài học

  • Từ hiện tượng đời sống đó liên hệ với bản thân để rút ra bài học cụ thể.
  • Đề xuất cách ứng xử, cách sống với toàn thể.

2.3. Cách làm kết bài bài văn nghị luận

  • Đánh giá về hiện tượng đời sống đó sau khi bàn luận.
  • Phát triển, mở rộng vấn đề đã bàn luận.
nghị luận xã hội
Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội học sinh cần tìm hiểu nhiều thông tin. Ảnh: Internet

3. Chi tiết cách làm bài văn nghị luận văn học

Với bài văn nghị luận văn học học sinh cần thực hiện các bước như sau.

3.1. Cách mở bài bài văn nghị luận văn học

  • Nêu chung, giới thiệu khái quát về vấn đề trong tác phẩm văn học.
  • Mở ra hướng giải quyết vấn đề đó.

3.2. Cách làm thân bài bài văn nghị luận văn học

Tương tự bài văn nghị luận khác, ở phần thân bài học sinh cũng cần đáp ứng 3 yếu tố.

3.2.1. Khái quát tác giả, tác phẩm văn học

  • Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.

3.2.2. Bàn luận về vấn đề trong tác phẩm đó

  • Nêu qua vấn đề được đặt ra ở tác phẩm văn học đó. Ví dụ: vấn đề gì? thể hiện ở đâu trong tác phẩm? Mình có suy nghĩ gì về vấn đề đó?
  • Thông thường vấn đề nghị luận chính là tư tưởng, đạo lý mà tác giả đó đề cập.
  • Lưu ý không đi vào phân tích tác phẩm văn học. Đặc biệt, cũng không sa đà làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Ở đây tác phẩm chỉ là “cái cớ” để bàn luận thôi.
  • Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.

3.2.3. Bài học thông qua tác phẩm

  • Rút ra bài học gì từ vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học đó.
  • Bài học cần giản dị, áp dụng cho bản thân và cộng đồng.
học sinh thpt
Với học sinh THPT đề thi nghị luận thường gặp nhiều. Ảnh: Internet

3.3. Cách làm kết bài nghị luận tác phẩm văn học

  • Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề trong tác phẩm
  • Mở rộng vấn đề.

Với các em học sinh THPT việc tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận là điều vô cùng cần thiết. Vì trong 3 năm học THPT dạng đề thi này thường xuyên gặp trong các tiết kiểm tra cuối kỳ hoặc tốt nghiệp. Bài viết trên là hướng dẫn chi tiết ba dạng đề thi về bài văn nghị luận, hy vọng qua đó sẽ giúp các em thêm thông tin để chinh phục môn Ngữ văn.

Đức Lộc